1. NetZero là gì?
Net Zero hay “Phát thải ròng bằng 0”, là một mục tiêu môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính (như CO2, CH4, N2O) do con người gây ra xuống mức cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí thải của Trái Đất, đến mức mà tổng lượng khí thải ròng được giảm xuống bằng không.
Vấn đề này không chỉ đòi hỏi việc giảm thiểu phát thải từ các nguồn như giao thông, sản xuất công nghiệp và sản xuất điện năng, mà còn bao gồm việc tăng cường khả năng hấp thụ carbon thông qua các biện pháp như trồng rừng mới, bảo tồn rừng, công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon
Mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0 nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris, với hy vọng giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2°C và nỗ lực hạn chế sự tăng nhiệt dưới mức 1.5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Để đạt được điều này, cả chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đều cần cam kết giảm phát thải và hỗ trợ các giải pháp cho khả năng hấp thụ carbon, tạo ra một nền kinh tế toàn cầu ít carbon hơn và bền vững hơn.
Video CO2 phát thải ra khí quyển
2. Việt Nam trong cuộc đua Net Zero
Tại Hội nghị COP26 của Liên Hợp Quốc diễn ra vào năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Đồng thời, trong Quy hoạch điện VIII mới được công bố gần đây, Chính phủ cũng đã áp đặt yêu cầu kiểm kê khí thải nhà kính đối với các doanh nghiệp lớn, nhằm thúc đẩy việc thực hiện cam kết trung hòa carbon của đất nước.
Trong kế hoạch phát triển ngành điện đến năm 2030, mục tiêu về kiểm soát lượng khí nhà kính phát thải được đề ra là khoảng từ 204 đến 254 triệu tấn, dự kiến còn từ 27 đến 31 triệu tấn vào năm 2050. Chúng ta hướng tới việc giảm mức phát thải đạt đỉnh không vượt quá 170 triệu tấn vào năm 2030, với điều kiện rằng các cam kết theo JETP của các đối tác quốc tế được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
Việt Nam cũng đã áp dụng chính sách khích lệ người dân chuyển đổi sang sử dụng xe điện. Trong vòng ba năm tính từ ngày 1/3/2022, lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô điện chạy bằng pin là 0%.
Từ ngày 1/3/2025 đến 28/2/2027, lệ phí trước bạ đối với các ô tô điện chạy pin có dung tích dưới 9 chỗ ngồi sẽ bằng 50% lệ phí trước bạ của xe xăng tương đương về số chỗ ngồi.
Việt Nam sẽ không tiến hành xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, nhằm đảm bảo việc giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy mục tiêu trung hòa carbon, như đã cam kết tại Hội nghị COP 26. Thông qua Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ ràng sự quyết tâm và khao khát phát triển đất nước theo hướng bền vững, thịnh vượng.

Là quốc gia đặt tham vọng lớn trong chiến lược Net zero tại Châu Á, Việt Nam cam kết đến năm 2030 sẽ giảm 43,5% lượng phát thải. Tuy nhiên, sức ép từ các quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt của các nước phát triển đang thúc đẩy Chính phủ và các doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực, tăng cường hơn nữa quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và bền vững. Việc giảm phát thải không chỉ là một ưu tiên mà còn là một mệnh lệnh cấp bách của cả quốc gia.
3. Gạch AAC hướng đến NetZero
Gạch AAC hay tấm alc là một loại vật liệu xây dựng nhẹ nhưng chắc chắn và bền, có khả năng cách nhiệt cực kỳ tốt, chống cháy 4 giờ. Gạch bê tông khí chưng áp có thể đạt mức NetZero và tiềm năng carbon âm, AAC có vai trò như một vật liệu xây dựng giúp giảm vòng đời khí thải của các công trình xây dựng, từ đó hấp thụ nhiều carbon dioxide từ khí quyển hơn mức tạo ra.
Phần lớn lượng khí thải CO2 không phải từ việc sản xuất AAC mà từ sản xuất hai nguyên liệu thô chính là xi măng và vôi, do đó lộ trình NetZero dựa trên quá trình khử cacbon của ngành sản xuất xi măng và vôi.
4. AAC là gì?
AAC xuất hiện lần đầu vào năm 1929 ở Châu Âu, bao gồm gạch aac, tấm tường alc, tấm sàn alc. Do trọng lượng nhẹ (20% trọng lượng của bê tông thông thường), AAC tiết kiệm thời gian thi công, nhanh hơn 2-5 lần với AAC so với các phương pháp truyền thống. AAC cũng bền và có tuổi thọ lên đến 150 năm.
AAC đã trở thành vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, cho các khu dân cư, thương mại, và công nghiệp. Ở châu Âu, khối lượng AAC dự kiến sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 17,5 triệu m3 mỗi năm, tương đương 400.000 căn nhà.
Ở Việt Nam, gạch bê tông khí chưng áp còn được gọi với nhiều cái tên như: gạch aac, gạch bê tông nhẹ, gạch siêu nhẹ, gạch không nung, gạch chưng áp…Ngoài ra gạch aac khổ lớn dài hơn, có lõi thép, thì được gọi là tấm bê tông khí chưng áp, còn có nhiều cái tên khác như: tấm tường alc, tấm bê tông nhẹ, tấm bê tông siêu nhẹ, tấm sàn alc, panel alc, tấm bê tông siêu nhẹ…
5. Quy trình sản xuất AAC

AAC được sản xuất từ xi măng, vôi, cát, thạch cao, nước và một lượng nhỏ phụ gia. Nguyên liệu được trộn và đổ vào khuông, một số phản ứng hóa học diễn ra làm cho AAC có trọng lượng nhẹ và đặc tính cách nhiệt.
Trong hỗn hợp nguyên liệu có tính kiềm, phản ứng hóa học tạo hàng triệu bong bóng hydro. Khí hydro làm tăng thể tích của hỗn hợp, tạo ra các bong bóng có đường kính khoảng 3 mm.
Kết thúc quá trình dưỡng, hydro thoát ra ngoài và được thay thế bằng các lỗ khí, chiếm 60-85% thể tích của AAC.
“Bánh AAC” khi lấy ra khỏi khuôn có độ cứng vữa đủ để có thể được cắt thành các kích thước theo yêu cầu, sau đó được đưa vào lò hấp ở áp suất và nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ trong lò hấp đạt tới 190 ° C và áp suất đạt 800 đến 1.300 kPa, cát thạch anh phản ứng với canxi hydroxit để tạo thành tạo thành canxi silicat hydrat – đặc biệt là tobermorite – giúp cho AAC có những đặc tính độc đáo.
6. Lượng khí thải carbon của AAC?
Dựa trên phân tích vòng đời, phần lớn lượng khí thải – khoảng 74% – đến từ việc sản xuất xi măng và vôi. Khoảng 13% lượng khí thải đến từ chính việc sản xuất AAC.
Dựa trên phân tích vòng đời (LCA), phần lớn lượng khí thải CO2 không đến từ việc sản xuất AAC mà từ việc sản xuất hai nguyên liệu chính – xi măng và vôi, chiếm khoảng 74% lượng khí thải trong vòng đời của một sản phẩm AAC.
Khí thải này nằm ở thượng nguồn của các nhà sản xuất xi măng và vôi, và là kết quả tất yếu của phản ứng hóa học xảy ra khi cacbon được loại bỏ khỏi đá vôi để tạo ra clinker, thành phần chính trong xi măng. CO2 thoát ra trong phản ứng này làm cho quá trình khử cacbon của xi măng và vôi trở nên khó khăn, mặc dù không phải là không thể giải quyết được.
Lượng khí thải từ quá trình sản xuất AAC tại các nhà máy chiếm khoảng 13% lượng khí thải trong vòng đời sản phẩm. Nguồn phát thải sản xuất chính này là nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí tự nhiên được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nồi hơi cung cấp hơi nước cho lò hấp.
AAC có thể hấp thụ 77 kg CO2/m3 trong vòng đời sử dụng qua quá trình khử carbon, một quá trình mà các sản phẩm xi măng và vôi hấp thụ CO2 một cách tự nhiên từ không khí, với 80% của quá trình khử carbon được hấp thụ sau 50 năm và 95% trong vòng 80 năm.

7. Con đường đến NetZero của AAC?
Lộ trình không phát thải carbon đặt ra lộ trình để các sản phẩm AAC đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và có khả năng làm cho các sản phẩm AAC trở nên âm tính carbon thông qua quá trình tái cacbon hóa, từ đó hấp thụ nhiều carbon dioxide từ khí quyển hơn mức chúng tạo ra.

Đòn bẩy chính giảm khí CO2
Hai đòn bẩy chính để đạt được NetZero là sử dụng nguyên liệu vôi và xi măng có hàm lượng carbon thấp, đồng thời chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo cùng với việc cải thiện hiệu quả trong các nhà máy sản xuất AAC. Hai đòn bẩy khác – tính tuần hoàn và quá trình tái cacbon hóa – có khả năng làm cho các sản phẩm AAC carbon âm.
Xi măng và vôi cacbon thấp
Việc sử dụng xi măng carbon thấp và chất kết dính vôi trong sản xuất AAC sẽ làm giảm 69% lượng khí thải carbon. Theo lộ trình khử cacbon của ngành xi măng và vôi sẽ đạt được thông qua việc sử dụng:
- Lưu trữ và sử dụng carbon thu hồi (CCS & CCU)
- Clinker carbon thấp qua việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo
- Chất kết dính thay thế
- Thay thế clinker
- Vận chuyển trung hòa carbon
- Tái cacbon hóa
Chuyển đổi nguồn nhiên liệu và tối ưu hóa nhà máy
Lượng khí thải liên quan đến sản xuất AAC thấp hơn đáng kể so với lượng khí thải từ xi măng và vôi. Cải thiện hiệu quả cùng với việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sử dụng trong nhà máy sẽ giảm 13% lượng khí thải.
Tính tuần hoàn
Việc tái chế và tái sử dụng AAC có khả năng giảm lượng khí thải lên tới 15%, sau đó giảm xuống 1% vào năm 2050 khi xi măng và vôi được khử carbon. Trong sản xuất AAC, có thể thay thế tới 20% xi măng và vôi qua việc sử dụng:
- AAC lỗi từ quá trình sản xuất
- AAC cắt thừa từ các công trường xây dựng
- AAC được thu hồi phá dỡ công trình
Tái carbon hóa
Các sản phẩm gốc xi măng hấp thụ CO2 trong suốt thời gian sử dụng. Quá trình tái carbon hóa này sẽ làm giảm tổng lượng khí thải tới 43% và có khả năng làm cho các sản phẩm AAC carbon âm. Sản phẩm AAC có thể hấp thụ 77 kg CO2 trên mỗi m3 nếu đạt được quá trình tái carbon hóa hoàn toàn.
Vượt qua NetZero

Được triển khai đầy đủ, những đòn bẩy trên có thể giúp giảm lượng khí thải của AAC từ 180 kg xuống -70 kg CO2/m3 vào năm 2050, từ đó loại bỏ carbon ra khỏi khí quyển hơn lượng carbon được tạo ra.
8. Mua gạch aac ở đâu?
Hãy gọi ngay để chúng tôi có thể đồng hành cùng các anh chị.